Bảo Hiểm Nhân Thọ Có Phải Bán Hàng Đa Cấp Không?

Đây là là một câu hỏi rất phổ biến khi mọi người tìm hiểu về Bảo hiểm nhân thọ. Vậy “Bảo hiểm nhân thọ có phải bán hàng đa cấp không?” chúng ta sẽ cùng làm rõ câu hỏi này "Bảo hiểm nhân thọ có phải là đa cấp?"



Tại toạ đàm “ Bảo hiểm và đời sống” do báo Điện tử Dân trí tổ chức ngày 25/8/2016, trước thắc mắc nhiều người cho rằng, Ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng là một hình thức bán hàng đa cấp hoặc lừa đảo tài chính ,chỉ có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm, ông Phùng Đắc Lộc cho biết:



Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể như sau:

– Đáp ứng đủ điều kiện và thủ tục hành chính về việc thành lập DNBH Nhân thọ quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 45 trước đây, Nghị định 73 (từ 1/7/2016) mới được Bộ Tài chính cấp phép.

– Trong quá trình hoạt động: đội ngũ quản lý điều hành đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, biên khả năng thanh toán lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu, vốn phát định lớn hơn hoặc bằng 600 tỷ đồng. Các thay đổi về người quản lý điều hành, trụ sở và chi nhánh văn phòng kinh doanh, vốn điều lệ, nội dung và thời gian hoạt động, mua bán sát nhập, giải thể…phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.

– Nội dung hợp đồng bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê chuẩn khi đáp ứng được các quy định tại Chương II – Hợp đồng bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm (từ điều 13 đến điều 39)

– Quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm của DNBH được xây dựng theo đúng quy định tại Nghị định 45 và hiện nay là Điều 39 Nghị định 73/2016/CP.

Vì vậy, cho rằng bảo hiểm là lừa đảo, bán hàng đa cấp là sai. Người mua hoàn toàn có thể tin tưởng vào các DNBH nhân thọ tại Việt Nam. Các đại lý bảo hiểm được hưởng hoa hồng năm đầu tiên tối đa 25% phí bảo hiểm đã thu với hợp đồng dưới 10 năm, tối đa là 40% với những hợp đồng kỳ hạn trên 10 năm, Bao gồm các chi phí khai thác, chăm sóc, giải quyết các vấn đề của hợp đồng. Từ năm thứ 2 trở đi đại lý chỉ được hưởng 5% đến 7%. Tỉ lệ hoa hồng được Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý làm sai khác.

Một đoạn quảng cáo bảo hiểm nhân thọ
Một thực tế khác cũng được đặt vấn đề là một số trường hợp khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm nhưng không được chi trả khi có rủi ro xả ra khiến nhiều người tham gia bảo hiểm hoang mang, lo lắng, ông Lộc cho biết, các trường hợp không được trả tiền bảo hiểm như đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 2 năm đầu tiên từ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hoặc các rủi ro như tai nạn, đau ốm, bệnh tật thuộc các rủi ro không nằm trong hợp đồng bảo hiểm đã giao kết…

“Ngoài ra, trường hợp khách hàng cố ý thông báo gian lận làm sai khác thông tin nhằm trục lợi bảo hiểm,  Tùy theo mức độ ảnh hưởng của sự khai báo này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối chi trả một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm”, ông Lộc nói.

Với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm cho các rủi ro, tai nạn, sự kiện bảo hiểm đã ghi trong hợp đồng, ông Lộc nhấn mạnh rằng, người mua bảo hiểm có thể khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm ra tòa án để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Trường hợp xảy ra mâu thuẫn, người tham gia bảo hiểm lo lắng không thể theo đuổi việc kiện cáo vì các doanh nghiệp bảo hiểm có tiềm lực tài chính. Về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Châu, Văn phòng Luật sư Đặng Ngọc Châu, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, nếu bên mua bảo hiểm có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ để đòi quyền lợi bảo hiểm thì khả năng cá nhân sẽ thắng rất cao, vì theo Luật Bảo Hiểm các vấn đề trong hợp đồng sẽ được xử lý ưu tiên cho khách hàng.


“Bộ luật Hình sự 2015 có thêm điều khoản 213 về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xử lý rất nghiêm khắc các cá nhân, pháp nhân cố ý làm sai lệnh thông tin để từ chối trả tiền bảo hiểm”, ông Châu thông tin thêm.


Comments

Popular posts from this blog

BẢO HIỂM NHÂN THỌ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI TÔI

" CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP - HỢP TÁC KINH DOANH TỐT NHẤT NĂM 2018"

SỰ KỲ DIỆU CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ